Startup cần thận trọng với đam mê của mình
Thay vào đó, doanh nhân khởi nghiệp cần phải đạt được sự cân bằng. Những phát biểu thể hiện sự đam mê phải luôn đi kèm với những bằng chứng thể hiện sự chuẩn bị kỹ càng
Khởi nghiệp nhất thiết phải có đam mê, nhưng một mình nó chưa đủ giúp một start-up thu hút được chú ý của nhà đầu tư.
Rất nhiều những doanh nhân khởi nghiệp nghĩ rằng đam mê chính là chiếc vé lên chuyến tàu thành công. Ví dụ trên nhiều trang crowfunding (góp vốn khởi nghiệp), họ tranh nhau, cố chứng tỏ bản thân giàu nhiệt huyết với dự án của riêng mình. Điều đó cũng có chút ít tác dụng khi kêu gọi những nhà đầu tư không chuyên rót vốn vào những ý tưởng rất tuyệt vời của họ.
Nhưng câu chuyện sẽ đi vào một ngã rẽ mới trên con đường dài đến thành công. Một nghiên cứu thực hiện trên hàng trăm nhà sáng lập doanh nghiệp chỉ ra rằng đam mê không có ý nghĩa gì với kết quả sau vài năm triển khai. Điều quan trọng đó là sự chuẩn bị: Liệu người khởi nghiệp đã vạch ra đầy đủ những ý tưởng, thực sự thấu hiểu được thị trường, chuẩn bị những kế hoạch để đối phó với những khó khăn, và vận dụng tốt được những tình huống ngẫu nhiên hay chưa?
Utpal M.Dholakia cùng đồng nghiệp thuộc đại học Rice đã thực hiện hàng loạt nghiên cứu về những dự án cấp đại học toàn nước Mỹ được chọn tham gia cuộc thi khởi nghiệp tổ chức bởi Rice. Những dự án này thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ công nghệ sinh học cho tới bán lẻ và sản phẩm tiêu dùng.
Ban đầu, hầu hết thí sinh dự thi khẳng định đam mê chính là yếu tố then chốt khi phỏng đoán về sự thành công trong tương lai. 3 năm sau, chỉ một số ít những thí sinh thành công với dự án được điều tra thể hiện lại quan điểm trên.
Kết quả này chỉ ra rằng đam mê của người khởi nghiệp không hoặc đóng vai trò rất ít trong số phận của những dự án họ triển khai. Ngược lại, chính sử chuẩn bị kỹ càng mới là đôi cánh giúp ước mơ của họ bay cao.
Đội ngũ nghiên cứu cũng tiến hành phân tích 522 dự án được đăng trên Indiegogo – trang thu hút vốn đầu tư khởi nghiệp lớn nhất toàn cầu. Những đoạn phim, bài phát biểu được ghi lại và phân tích. Những thuật ngữ đồng nghĩa với “đam mê” như “rất nhiệt huyết”, “cống hiến”… đều được đánh dấu.
Quá trình tương tự cũng lặp thu thập những bằng chứng của sự chuẩn bị, như những báo cáo về nguồn lực cần khai thác để triển khai dự án. Kết quả trả về chỉ ra rằng những người khởi nghiệp thể hiện được đam mê nhiều hơn thành công gấp 3 lần trong việc đạt được mục tiêu thu hút vốn, trong khi đó những bằng chứng về quá trình chuẩn bị tỏ ra không có mấy tác dụng.
Nghiên cứu tiếp tục tiến hành sâu hơn trên những nhà đầu tư lão luyện trả về một kết quả rất khác. Nhóm đầu tư chuyên nghiệp thường có cái nhìn rất khác với đám đông, họ thường tính hệ số thấp đam mê mà nhà khởi nghiệp thể hiện, và tính hệ số cao hơn vào thực tế quá trình chuẩn bị. Nhưng với giả thiết rằng, những doanh nhân “chân ướt chân ráo” này muốn vượt mặt những nhà đầu tư lão làng và tập trung hơn vào thuyết phục đám đông, và rằng đám đông cũng thích họ, thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Bản báo cáo không gợi ý rằng những người khởi nghiệp coi nhẹ những đam mê của mình. Sau tất cả thì một dự án sẽ không tạo được tiếng vang trong giới đầu tư trừ khi nó tỏ ra hấp dẫn. Tuy vậy, sự đam mê thường có tác dụng xấu nếu nó được nhà đầu tư hoặc người khởi nghiệp tung hứng quá nhiều.
Thay vào đó, doanh nhân khởi nghiệp cần phải đạt được sự cân bằng. Những phát biểu thể hiện sự đam mê phải luôn đi kèm với những bằng chứng thể hiện sự chuẩn bị kỹ càng. Ví dụ như làm sao họ có thể tìm kiếm, tuyển dụng những người phù hợp. Để ý vào những điều nhỏ nhặt luôn là chìa khóa cốt lõi của sự thành công.
Cả nhà đầu tư lẫn người khởi nghiệp cần hiểu rằng, nếu không có sự chuẩn bị, một mình đam mê không có nhiều ý nghĩa.
Leave a Reply