Bí quyết nói về điểm yếu của mình trước nhà phỏng vấn dễ dàng

Những câu trả lời kiểu như “Tôi không có điểm yếu nào trong công việc cả” hay “Điểm yếu của tôi là tôi làm việc quá chăm chỉ đến mức không có thời gian giải trí” sẽ khó lòng

Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn khi đối mặt với câu hỏi này.

1. Hiểu rõ về những điểm yếu của mình

Penelope Trunk, một người huấn luyện nghề nghiệp và là tác giả của cuốn sách “Brazen Careerist: The New Rules for Success” đã đăng bài trên blog với chủ đề như sau: “Nếu bạn không nắm được các điểm yếu của mình, hãy thực hiện một bài kiểm tra về tính cách cá nhân và kết quả sẽ được chỉ ra cho bạn. Mọi người đều có những điểm mạnh và điểm yếu cụ thể nào đó. Tôi khá chắc rằng nếu bạn không hiểu rõ về điểm yếu của mình, bạn cũng sẽ không nắm được các điểm mạnh, và giá trị của bạn vẫn là một câu hỏi chưa có câu trả lời”.

2. Hãy thành thật nhưng đừng đề cập đến các kỹ năng thiết yếu của công việc

“Câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi này là hãy nói sự thật, bởi vì bạn không thể che giấu được điểm yếu nhất của mình”, Trunk viết trên blog của cô ấy.

“Ví dụ, một người đang ứng tuyển vào vị trí liên quan đến tài chính, nhưng lại nói rằng điểm yếu của anh ta là làm việc với các con số. Điều đó đồng nghĩa với việc anh ta sẽ không được tuyển dụng.” Vì vậy, bạn nên tránh đề cập đến điểm yếu là các kỹ năng thiết yếu của công việc. Hãy đọc kỹ bản yêu cầu công việc để biết nhà tuyển dụng cần gì ở bạn.

3. Nói về việc bạn đã vượt qua các điểm yếu như thế nào

Hãy chuẩn bị sẵn sàng để chia sẻ với nhà tuyển dụng một câu chuyện về việc bạn từng vượt qua thất bại hay điểm yếu nào đó một cách thành công. Đừng nói về những điều bạn vẫn đang cố gắng để chinh phục.

Nếu bạn chỉ nói rằng bạn đã từng thường xuyên đi làm muộn trước đây, và bây giờ luôn luôn đến đúng giờ. Điều đó không hoàn toàn thuyết phục. Một câu chuyện như sếp, cố vấn hay các thành viên trong gia đình đã giúp bạn hiểu rõ việc đến muộn ảnh hưởng đến thương hiệu cá nhân như thế nào, bạn đã kịp thời hiểu ra và luôn đến sớm hoặc những câu chuyện thực tế sẽ giúp nhà tuyển dụng bị thuyết phục hơn bởi cách bạn vượt qua những điểm yếu của mình.

4. Đừng chuẩn bị một câu trả lời chính xác cho mọi trường hợp

Tất nhiên các ứng viên đều muốn chuẩn bị kỹ càng cho mọi câu hỏi phổ biến-đặc biệt những câu hỏi khó như thế này. Hãy nghĩ về điểm yếu mà bạn sẽ trả lời nhưng không nhất thiết câu trả lời đó được dùng cho mọi trường hợp. Bạn cần linh hoạt tùy thuộc vào cuộc hội thoại của bạn với nhà tuyển dụng, đừng thể hiện một cách rõ ràng là bạn đang học thuộc bài.

5. Chỉ đề cập đến các điểm yếu liên quan đến công việc

Trong một vài trường hợp, đề cập đến các điểm yếu không liên quan đến công việc có thể được chấp nhận. Tuy nhiên những gì nhà tuyển dụng thật sự muốn biết đó là chúng ảnh hưởng gì đến công việc và bạn vượt qua chúng như thế nào.

6. Đừng trả lời rằng bạn là người hoàn hảo hoặc bạn làm việc rất chăm chỉ

Những câu trả lời kiểu như “Tôi không có điểm yếu nào trong công việc cả” hay “Điểm yếu của tôi là tôi làm việc quá chăm chỉ đến mức không có thời gian giải trí” sẽ khó lòng được nhà tuyển dụng chấp nhận. Những người phỏng vấn nghe những câu trả lời tương tự rất nhiều lần và họ sẽ yêu cầu một ví dụ khác hoặc đơn giản họ chỉ cần hiểu về cách bạn chuẩn bị cho một câu trả lời như thế nào. Hãy tận dụng câu hỏi về điểm yếu như một cơ hội để nói về cách bạn vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Ngoài ra, nếu bạn được tuyển dụng về việc bạn quá hoàn hảo, những nhiệm vụ sau này sẽ là áp lực lớn đối với bạn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *